Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nga 'tố' Ukraine tấn công ngay trước Ngày Chiến thắng
    Tin Việt Nam
Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
Nối tiếp Mỹ, Anh đang thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của TQ trên Biển Đông
Tuy không liên quan trực tiếp đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Anh liên tục thể hiện quan điểm, lập trường nhất quán trong việc ủng hộ giải quyết tranh chấp chủ quyền thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật quốc tế và kiên quyết bảo vệ hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, cũng như phản đối các hành động đơn phương, vi phạm luật quốc tế và quân sự hóa trong khu vực.

 



Tàu đổ bộ HMS Albion của Anh tham gia tuần tra ở Biển Đông


Tình hình khu vực Biển Đông đang ngày càng trở nên căng thẳng, Biển Đông không chỉ đang phải đối mặt với các thách thức ngày càng tăng về môi trường, tài nguyên biển mà còn phải đối mặt với thách thức về tự do hàng hải và hàng không liên quan tới hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở vùng biển này. Theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), các nước có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền tự do hàng hải, bao gồm cả trong vùng nội thủy. Theo đó, nếu như vùng nội thủy của một quốc gia trước đây có tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua thì quốc gia ven biển đó có trách nhiệm đảm bảo quyền tự do đi qua vô hại giống như trong lãnh hải.


Quan chức cấp cao của Anh đã nhiều lần tuyên bố thể hiện sự quan ngại về tình hình Biển Đông và cam kết bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực


Phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Anh Theresa May (31/8/2017) tuyên bố ổn định ở khu vực Biển Đông là mối quan tâm toàn cầu và thúc giục các bên có một giải pháp hòa bình cho những khác biệt tại khu vực này. Trước đó, cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng nhiều lần lên tiếng phản đối các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật quốc tế. Ông David Cameron (25/5/2016) đã mạnh mẽ lên tiếng cảnh báo Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết mà Tòa trọng tài thường trực tại La Hay, Hà Lan dự kiến sẽ đưa ra trong một vài tuần tới liên quan tới vụ việc Philippines khởi kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Trước đó, trong chuyến thăm Việt Nam, ông David Cameron (28/7/2015) cũng đưa ra tuyên bố rất quan ngại trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông và những ảnh hưởng có thể có đối với hòa bình, an ninh trong khu vực cũng như sự thịnh vượng của toàn cầu; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp một cách hòa bình cũng như việc sử dụng tự do, hợp pháp và không bị cản trở các vùng biển và đại dương trên thế giới; đồng thời tiếp tục kêu gọi các bên giải quyết các bất đồng về hàng hải và các vấn đề khác theo tinh thần của luật pháp quốc tế và UNCLOS. Trong cùng năm 2015, khi thăm Ban Thư ký ASEAN, Thủ tướng Anh David Cameron (27/7) nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS và nguyên tắc sáu điểm của ASEAN về Biển Đông.


Trong khi đó, phát biểu trên tàu HMS Sutherland trong chuyến thăm Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cho biết, Anh cùng với Pháp và Australia muốn đảm bảo quyền tự do qua lại ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh “Anh đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng tự do hàng hải là điều quan trọng sống còn”. Ông Gavin Williamson cho biết lý do Anh đưa các tàu chiến tới thăm và tuần tra ở Biển Đông là nhằm gửi thông điệp rằng các nước phải “chơi” theo đúng luật”, nhấn mạnh những quan ngại tại khu vực đang gia tăng khi có thêm các nước sở hữu vũ khí hạt nhân và chưa kể đến việc ngăn cản quyền tiếp cận, tự do và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Đầu năm 2018, khi trả lời phỏng vấn hãng tin ABC, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson cũng nêu tầm quan trọng của việc khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và nhấn mạnh Hải quân Anh sẽ bảo vệ các quyền này để phục vụ cho vận tải quốc tế cùng với hải quân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ. Trước đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon (27/7/2017) cho biết Anh sẽ gia tăng sự hiện diện của mình ở khu vực Biển Đông bằng cách gửi tàu chiến tham gia tuần tra chung với Mỹ tại đó vào năm 2018 và mục đích của việc tham gia tuần tra chung với Mỹ ở biển Đông là thực hiện quyền tự do hàng hải của Anh ở đây.


Trong bài phát biểu tại Jakarta vào tháng 8, Quốc vụ khanh phụ trách vấn đề châu Á và Thái Bình Dương của Anh, ông Mark Field cho biết, Anh cam kết một sự hiện diện an ninh lâu dài ở châu Á và kêu gọi các nước tôn trọng tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Trong đó bao gồm phán quyết của Tòa án Trọng tài thường trực ở The Hague năm 2016, đã chỉ trích các hành động của Trung Quốc và bác bỏ cái gọi là “Đường 9 đoạn” của nước này ở Biển Đông.


Đáng chú ý, trong vai trò là một trong những nước thành viên của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Anh đã nhiều lần đi đầu trong việc thúc đẩy các nước thông qua Thông cáo chung thể hiện sự quan ngại về tình hình Biển Đông. Tại Hội nghị Ngoại trưởng G7 (4/2016), trong thông cáo chung, lãnh đạo G7 đã cùng bày tỏ mối quan ngại về tình hình căng thẳng ngày càng nghiêm trọng trên Biển Đông và biển Hoa Đông, nhấn mạnh đến tầm quan trọng cơ bản của việc quản lý và xử lý các bất đồng một cách hòa bình và phản đối mạnh mẽ việc đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ và các quyền hàng hải thông qua sử dụng những lời đe dọa hoặc vũ lực. Đáng chú ý, tại Tuyên bố chung Hiroshima nhấn mạnh: “Ngoại trưởng các nước thuộc nhóm G7 quan ngại về tình hình đang diễn ra trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; cho biết các nước G7 phản đối mạnh mẽ bất kỳ những hành động đơn phương nào mang tính đe dọa, cưỡng ép nhằm thay đổi nguyên trạng và gia tăng căng thẳng; đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh các hành động như bồi lấp, bao gồm bồi lấp trên quy mô lớn, xây dựng và sử dụng các công trình cho mục đích quân sự. Thay vào đó, các bên cần hành động phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc về tự do hàng hải và hàng không; tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS và kêu gọi các nước tuân thủ phán quyết của tòa án quốc tế về giải quyết các tranh chấp lãnh thổ”. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2017, Tuyên bố chung khẳng định các thành viên G7 cam kết “duy trì trật tự dựa trên pháp luật trong lĩnh vực hàng hải dựa trên nguyên tắc luật pháp quốc tế”, kêu gọi giải quyết tranh chấp hàng hải thông qua ngoại giao cũng như phương tiện pháp lý, bao gồm toà trọng tài. Nhóm cũng nhất trí hối thúc tất cả các bên phi quân sự hoá trên “các thực thể tranh chấp”, phản đối mạnh mẽ mọi hoạt động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng. Tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2018, Thông cáo chung một lần nữa bày tỏ sự phản đối đối với các hành động đơn phương có thể gây leo thang căng thẳng và gây tổn hại đến ổn định khu vực cũng như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Đồng thời, các nhà lãnh đạo cũng hối thúc tất cả các bên thực hiện việc phi quân sự hoá các cấu trúc tranh chấp ở khu vực.


Một số hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Anh ở Biển Đông


Anh đã nhiều lần cử các loại tàu chiến tuần tra đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông và thách thức các yêu sách chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trong khu vưc. Hải quân Hoàng gia Anh điều tàu các tàu chiến gồm tàu khu trục nhỏ chống ngầm Sutherland, tàu HMS Albion và HMS Argyll tới vùng biển châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2018. Tàu Hải quân Hoàng gia Anh HMS Albion (31/8) do Đại tá Hải quân Tim Neild chỉ huy đã đi sát các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa, nhằm thực thi “quyền tự do hàng hải” và thách thức Trung Quốc. Tàu hải quân Hoàng gia HSM Albion là loại tàu tấn công đổ bộ, dài 176 m, rộng 28,9 m, có tải trọng gần 18,8 tấn, đoàn thuỷ thủ trên tàu gồm 353 người, ngoài ra còn một đơn vị thuỷ quân lục chiến với tổng số 202 người.


Trước đó, Hải quân Hoàng gia Anh cũng đã cử một số tàu chiến như tàu hộ vệ HMS Sutherland F81, tàu hộ vệ FS Surcouf (F-711), tàu chiến HMS Sutherland… tuần tra ở Biển Đông. Trước đó, trong năm 2016, Anh cũng điều 4 phi cơ Typhoon bay qua Biển Đông nhằm tuần tra, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.


Dư luận liên quan:


Phản ứng trước hoạt động tuần tra trên của Hải quân Hoàng gia Anh, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay ra thông cáo thể hiện sự tức giận khi cáo buộc chiến hạm Anh đã “vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế”, xâm phạm cái gọi là “chủ quyền của Trung Quốc”. Trong khi phát ngôn viên của Hải quân Hoàng gia Anh khẳng định tàu HMS Albion thực hiện quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế, tuân thủ đầy đủ các luật và thông lệ quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại tuyên bố “phản đối mạnh mẽ” và bày tỏ “thái độ không hài lòng”, thậm chí còn gọi đây là “hành động khiêu khích”.


Giới truyền thông nhận định, việc tàu Anh đi gần quần đảo Hoàng Sa diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng kiểm soát và tiến hành những hoạt động phi pháp tại vùng biển chiến lược này, trong khi Mỹ kêu gọi quốc tế can thiệp nhiều hơn vào những hành động đó. Anh và Mỹ đều thực hiện các hoạt động tự do hàng hải, nhưng tới nay vẫn chưa khiến Trung Quốc từ bỏ các hoạt động trái phép trên Biển Đông, bao gồm cải tạo các đảo và rạn san hô, xây dựng đường băng, nhà chứa máy bay và hệ thống tên lửa. Trung Quốc biện bạch rằng việc xây dựng các cơ sở nhằm phục vụ mục đích dân sự và tự vệ khi cần thiết, đồng thời chỉ trích ngược Mỹ đang quân sự hóa Biển Đông bằng các hoạt động tự do hàng hải.


Trong khi đó, Ian Storey, nhà nghiên cứu thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore cho biết: “Các hành động của Anh sẽ làm hài lòng Mỹ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump đã than phiền rằng các đồng minh xao nhãng việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông. Nhưng Trung Quốc sẽ không hài lòng vì động thái này có thể thúc đẩy các đồng minh khác của Mỹ thực hiện những hành động tương tự”.


Trên thực tế, quần đảo Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của Việt Nam


Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam kiểm soát là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group). Năm 1951, Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Năm 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam, trao lại quyền kiểm soát 2 quần đảo cho Quốc gia Việt Nam. Tại quần đảo khi đó đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Đến năm 1956, Hải quân Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm phi pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn. Đến năm 1974, Trung Quốc lại sử dụng vũ lực chiếm đóng phi pháp nốt một số đảo, đá của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc sau đó thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, từ tháng 7/2012 và xây dựng một đường băng dài 2.000 m cho mục đích quân sự, cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm. 


Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động trái phép, tránh làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam cũng tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS, kiên trì giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS; thực hiện đầy đủ và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng các nước ASEAN thúc đẩy tiến trình xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng (03-05-2024)
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)

Các bài viết cũ:
    TQ phản ứng khi chiến hạm Anh hùng dũng tiến vào Biển Đông (10-09-2018)
    TQ tức tối khi tàu chiến Anh áp sát Hoàng Sa (08-09-2018)
    Philippines cứng rắn với TQ vấn đề hạt nhân và chủ quyền (07-09-2018)
    Philippines cự tuyệt TQ hỗ trợ cứu chiến hạm mắc cạn trên Biển Đông (05-09-2018)
    Vành đai và Con đường: "Bữa trưa không miễn phí" nhưng thực khách đều đã mắc nghẹn (04-09-2018)
    Mỹ, Nhật "động thủ" khiến Trung Quốc "toát mồ hôi hột" (02-09-2018)
    Đã đến lúc ASEAN không thể ngồi nhìn cuộc khủng hoảng Rohingya (01-09-2018)
    Pháp đang sát cánh với Mỹ kiềm chế TQ ở Biển Đông (31-08-2018)
    TQ muốn soán ngôi Mỹ ảnh hưởng tại Trung Đông? (30-08-2018)
    Mối lo Trung Quốc đặt tiền đồn ở Manus (30-08-2018)
    TQ toan tính trở thành cường quốc không quân hải quân như thế nào? (29-08-2018)
    Biển Đông: ASEAN còn 1 lựa chọn duy nhất (27-08-2018)
    Biển Đông liệu có trở thành ‘ao nhà’ của Trung Quốc? (26-08-2018)
    Ấn Độ đang tích cực thể hiện vai trò trong vấn đề Biển Đông (25-08-2018)
    Phản ứng của Việt Nam về khả năng Trung Quốc điều vũ khí hạt nhân ra biển Đông (23-08-2018)
    Ông Tập Cận Bình nên thay đổi (22-08-2018)
    Mục đích của TQ khi thừa nhận quân sự hóa Biển Đông (21-08-2018)
    Mỹ, Philippines vẫn tuần tra bất chấp cảnh báo của Trung Quốc (14-08-2018)
    Hải quân Mỹ nên lập ‘điểm thắt nút’ ở biển Hoa Đông để vây Trung Quốc (13-08-2018)
    Trung Quốc kiếm lời từ hoạt động phi pháp ở Biển Đông (10-08-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152965067.